Tuesday, June 25, 2013

Mẹ Việt lấy chồng Tây chia sẻ bí quyết chăm con

Với cách chăm sóc khoa học, các bé không chỉ ăn ngoan ngủ kỹ mà còn sống rất tự lập.
Chăm con bằng lý trí và bản năng
Chị Nikita Như Quỳnh hiện đang sống tại Brussels chia sẻ trên Afamily rằng để chăm sóc con tốt, có hai điều mà một bà mẹ nên nhớ đó là không nên sợ hãi và phải bình tĩnh, lý trí. Chị bảo, khi hiểu con một cách khoa học thì sẽ nuôi con rất nhàn.
Chị phân tích: “Điều đầu tiên là làm mẹ là không nên sợ hãi, nghĩa là mình đủ dũng cảm, hiểu biết chính xác con mình như thế nào. Như việc khóc của bé, mình luôn biết bé khóc vì đói, vì ngủ, hay vì mệt. Nếu vì muốn ngủ mà bé khóc thì bao giờ mình cũng để bé khóc hết cơn rồi sẽ tự ngủ, chứ không phải thấy con khóc là mẹ cuống cuồng. Theo kinh nghiệm của mình, bé khóc vì mệt thì bố mẹ nên bế bé trên tay với lời yêu thương, xem bé muốn ăn hay ngủ.
Thứ hai là nuôi con, chăm sóc con thì phải bình tĩnh, lý trí. Mình không hốt hoảng khi con khóc lâu, khi con sốt, khi con không có số kg "pro" như nhiều bé khác. Lý trí ở đây là tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để bé có thời gian biểu tốt nhất cho việc ăn ngủ. Từ tháng thứ 2 bé nhà mình đã có thời gian biểu khá ổn định cho việc ăn ngủ, cứ đến giờ là bé ngủ, tự ngủ, kể cả ngoài đường, hay bất cứ đâu xa lạ, tiếng ồn xung quanh”.
Các bà mẹ sau sinh thường bị trầm cảm vì thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người thân hoặc lo lắng quá mức về việc chăm con. Chị Quỳnh không gặp phải sự cố này bởi chị chia sẻ cách chăm con với chồng và nhờ chồng giúp đỡ. Chị bảo, chồng chị yêu thương vợ con nên giúp đỡ chị, tạo điều kiện cho chị nghỉ ngơi. Tuy sinh ra và lớn lên ở Châu Âu, nhưng chồng luôn khuyến khích chị chăm con theo cách tự nhiên: con phải gần mẹ, cần bú ti mẹ,…
Hai vợ chồng chị cũng thống nhất quan điểm chăm con một cách tự nhiên, không lạm dụng các tiện nghi hiện đại cho bé, mà sử dụng sự tiện lợi và điều kiện thoải mái để bé lớn lên tự do nhất. Chị cũng nuôi con bằng linh cảm và bản năng làm mẹ, thường xuyên nói chuyện với con, viết nhật ký cho bé…
Vợ chồng Quỳnh chủ trương chăm sóc và giáo dục khi con dưới 3 tuổi sẽ tập trung vào các vấn đề: Vận động, phát triển cơ thể và trí tuệ, cảm xúc, việc ăn và việc ngủ, sức khỏe.
Từ tuần thứ 3, chị tập cho bé những động tác với cổ, cơ thể, cho bé nằm úp để bé tập nâng cổ lên, vậy là 11 tuần bé biết lẫy, lật người. Chị thường xuyên mở nhạc, đọc sách cho bé. Chủ trương của chị là khuyến khích bé tự chơi, tự ngủ.
“Với mình, việc tắm cho bé là cả một quy trình nghệ thuật, mở radio, chuẩn bị nước tắm 37 độ với một cái nhiệt kế, thả các đồ chơi như rùa, cá vào chậu, trong khi đó bé nằm trên cái đệm và nhìn mẹ làm các thao tác. Việc tắm cho bé luôn bắt đầu từ rửa mặt, gội đầu, sau đó cho bé vào bồn nước. Lúc bé tắm, mình luôn hướng dẫn bé thoải mái với cơ thể, ví dụ dạy con mở bàn tay ra, thẳng chân ra, không co người nữa… việc tắm cho con của nhà mình từ lúc chuẩn bị đến kết thúc bao giờ cũng trên dưới 1 giờ”, chị chia sẻ.
Chị cũng trú trọng đến việc giao tiếp và tương tác cho nhé ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ, việc thay bỉm trong ngày ở nhà tắm, một không gian rất gần gũi của bé, trong lúc đó, 2 mẹ con sẽ nói chuyện với nhau về những đồ vật xung quanh, chị luôn nói những từ ngắn gọn, đơn giản nhất để bé có thể chú ý và thích thú, một điều không thể thiếu với bé là bất cứ lúc nào trước và khi kết thúc một việc chị đều hôn lên trán bé và nói lời cảm ơn.
“Mình tạo một thời gian biểu cụ thể cho con trong việc ăn, ngủ, mình chịu khó lắng nghe con khóc, chịu khó với những thay đổi của bé để bé thích ứng tốt”, chị nói.
Để có những phương pháp nuôi dạy con khoa học này, chị đã có một thời gian dài tìm hiểu về việc mang thai, chăm sóc thai nhi, rồi khi sinh, việc chăm sóc con…Ngoài ra, trong tủ sách nhà chị cũng có đầy đủ sách về quá trình mang thai, nuôi dạy bé. Chị cũng thường xuyên trao đổi thông tin qua internet như các diễn đàn dành cho mẹ và bé ở Việt Nam và của các nhóm các mẹ trên facebook. Thêm vào đó, chị tin vào bản năng làm mẹ của mình.
Dạy con tự lập bằng giao tiếp xã hội
Với cách chăm con khoa học, chị Trần Ngọc Mai Anh, lấy chồng người Pháp, hiện đang sinh sống tại Hồng Kong, cũng không quá vất vả dù đang có 2 con nhỏ, một bé 2,5 tuổi và một bé 10 tháng tuổi.
Bí quyết của chị là dạy con sống tự lập ngay từ lúc còn nhỏ. Chị cho biết, ngay sau khi sinh, đưa con từ viện về nhà , Peanut và Coconut (tên hai bé nhà chị) đều ngủ ở phòng riêng. Hiện nay, Coco và Peanut mỗi bé có 1 phòng riêng để ngủ.
“Từ 2 tháng tuổi, cả 2 bé đều ngủ suốt đêm từ 8 giờ tối đến 6-7 giờ sáng. Thời khóa biểu của hai bé rất rõ ràng, cứ đến 7h30 tối, hai bé được tắm táp, uống sữa, được bố mẹ đọc truyện cho nghe, khi đọc xong 1 câu chuyện, hai vợ chồng mình tắt đèn và hai bé tự ngủ. Điều này hình thành nên ở hai bé tính tự lập, cứ đến giờ, thấy bố mẹ làm những việc đó là hai bé tự biết: "À đến giờ ngủ của mình rồi", chị chia sẻ.
Một bí quyết nữa để tạo tính tự lập cho các con là gia đình chị không “ủ” các con trong nhà nhiều. Mà cuối tuần và ngày lễ, bé đều được bố mẹ cho đi chơi, ra ngoài tiếp xúc nhiều người. 2,5 tuổi Peanut đã về Việt Nam khoảng 10 lần, sang Pháp 2 lần, đi Thái Lan, Philippines, và đi phượt cùng bố mẹ qua 7 bang ở Mỹ trong 1 tháng...
Chị kể: “Thêm vào đó, ở HongKong, các trường học không nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi, ở đây chỉ có những nhóm tự mở. Từ 9 tháng đến 15 tháng, hai mẹ con Peanut đi giao lưu với những nhóm đó mỗi tuần 1 giờ. Từ 15 tháng đến 2 tuổi thì bé đi nhóm 3 buổi/tuần, 1,5 giờ/ buổi và vẫn có mẹ ở cùng trong lớp. Sau một thời gian, Peanut đã làm quen với môi trường xung quanh và trở nên tự tin rất nhiều. Sau 2 tuổi, Peanut đi học 3 giờ/buổi, 5 buổi/tuần và không cần mẹ đi cùng nữa. Peanut không bao giờ khóc, thậm chí còn giúp cô dỗ dành những bạn mới đến lớp”.

Phương châm của chị là hạn chế cho con xem tivi. Chị không cho Peanut xem tivi từ bé, mãi sau 1,5 tuổi thì mới cho bé xem các clip nhạc trên youtube dưới sự quan sát của mẹ, và trên 2 tuổi thì mình mới cho bé xem 15 phút tivi vào sáng Chủ nhật, đó là những chương trình National Geo về động vật. Ở nhà, bố mẹ và bé thường hát hò, vẽ vời và chơi xếp hình… cùng nhau. Bố mẹ dạy con qua những trò chơi xếp hình. Ngoài ra, chị cũng dành rất nhiều thời gian để dạy con, chị thường xuyên cho Peanut đi ra ngoài để tham quan, ở nhà thì đọc sách, hát hò, chơi cùng con.

No comments:

Post a Comment